Tái Sinh Để Vươn Lên Dẫn Đầu (Tái Sinh Ở Hồng Kông Năm 1950)

Chương 2 - Đơn Đăng Ký Bị Từ Chối

Tống Thiên Diệu ngậm một điếu thuốc lá Lucky Strike, đứng trước cửa phòng báo cáo trường huấn luyện cảnh sát Hoàng Trúc Khanh. Mặc dù mới vào đầu tháng năm, nhiệt độ ban ngày đã xấp xỉ ba mươi độ, hơn nữa đứng xếp hàng phỏng vấn trong một đám đông, càng khiến người ta vừa cảm thấy nóng bức lại phiền não. Thời gian trôi qua không lâu lắm, nhưng bộ đồ áo thun cộc quần dài của Tống Thiên Diệu đang mặc trên người đã bị mồ hôi ẩm thấu, dinh dính dán ở trên người

Tuy lúc này cơ thể của Tống Thiên Diệu mới vừa tròn mười tám tuổi, trên thực tế sâu trong nội tâm của chàng trai này là một ông chú trung niên đã ba mươi lăm. Không biết vì sao nhưng ông chủ Tống Thiên Diệu của công ty công thương nghiệp bị xử bắn đã chuyển kiếp đến Hồng Kông vào năm 1951 trên người cậu thanh niên trùng tên với mình.

Tống Thiên Diệu đời trước nhà nhiều tiền bố làm quan to, đời này lại sinh ra ở lều nhỏ nhà người ta, một nhà bốn miệng ăn chen chúc trong căn nhà gỗ chật hẹp để sống cho qua ngày. Người cha Tống Xuân Lương là một thợ đóng giày, vì tính chất công việc mà mỗi ngày phải ở đầu đường bày sạp sửa giày. Người mẹ Triệu Mỹ Trân thì làm phục vụ ở một quán trà, ngoài ra Tống Thiên Diệu còn một cô em gái mười lăm tuổi tên là Tống Văn Văn đang bán trà bánh trong quán trà dành cho phụ nữ.

Giống như hơn bốn trăm nghìn hộ dân nghèo ở Hồng Kông, họ sống ở dưới đáy thành phố xa hoa này.

Nhưng mà gần đây, gia đình này đã thấy được tia hi vọng. Vì Tống Thiên Diệu đã tròn mười tám tuổi, có thể nộp đơn xin gia nhập trường huấn luyện cảnh sát. Chờ đến khi anh tốt nghiệp sẽ trở thành một viên cảnh sát.

Vào năm 1951, một viên cảnh sát mới vào nghề có mức lương hàng tháng là 120 đô la Hồng Kông, cộng thêm tiền bẩn, mỗi tháng trong tay ít nhất cũng phải 300 đô la Hồng Kông. Đối với loại gia cảnh nghèo khổ như Tống gia mà nói, thu nhập mỗi tháng ba trăm đô la Hồng Kông đã là con số thiên văn.

Mỗi ngày, Tống Xuân Lương sớm tối ở đầu đường sửa giày còn Triệu Mỹ Trân vất vả lam lũ ở quán trà, hết rửa chén lại quét sân. Dù vậy, tiền mà hai người góp được mỗi tháng còn chưa tới hai trăm.

Nhưng mà trường đào tạo cảnh sát không phải tùy tiện là có thể thi. Ngoại trừ thân thể khỏe mạnh, tướng mặt đàng hoàng, còn phải biết viết chữ, đọc được báo tiếng Trung. Tuy nhiên, hai thứ này cũng có thể bỏ qua. Chủ yếu là phải có tiền để đưa cho người Hoa coi thi. Hắn ta thu được lợi ích, anh mới có thể bước chân vào trường huấn luyện cảnh sát, khoác lên mình da hổ đại biểu cho thân phận hoàng gia của cảnh sát Hồng Kông.

Bấy giờ Tống Thiên Diệu mới cất số tiền ba ngàn đô la Hồng Kông mà cha mẹ anh chạy đông chạy tây mới mượn được vào trong túi, chờ đợi bên trong phòng báo cáo gọi tên mình.

Thật ra Tống Thiên Diệu không hứng thú làm cảnh sát chút nào. Ở thời đại này, làm cảnh sát tuyệt đối là lựa chọn hàng đầu của các con em nhà bình dân. Nếu như thi không đậu cảnh sát mới đi kiếm con đường khác mưu sinh. Nhưng anh lại biết rằng, nếu như lúc này anh giống Lôi Lạc trong phim điện ảnh, trở thánh Tổng cảnh sát trưởng tham ô năm trăm triệu, kết quả chờ đến khi Ủy ban độc lập chống tham nhũng được thành lập vào thập niên bảy mươi, cũng phải vắt chân lên cổ tìm đường trốn đấy sao? Một người đàn ông đã từng chuyển kiếp một lần chẳng lẽ cam chịu làm một tên cảnh sát tham ô, giá trị một đời chỉ có năm trăm triệu? Cuối cùng chết ở nơi đất khách quê người, mãi mãi không được trở về quê hương?

Ngược lại vào lúc này, Hồng Kông sau trăm trận chiến thất bại đang trong tình thế khó khăn, toàn bộ những trùm sò danh chấn một phương ở Hồng Kông sau này đều thừa dịp này mà phất lên, một bước lên mây. Thật lòng nếu để Tống Thiên Diệu lựa chọn, anh thà không thi trường cảnh sát, đi lên thương trường làm ăn kiếm của cải còn sướng hơn.

Không chỉ như vậy, làm cảnh sát Hồng Kông vào năm 1951 là một công việc có độ nguy hiểm cao. Bởi vì rất nhiều tàn dư binh lính của Đảng Quốc Dân lưu vong đến Hồng Kông, trong số đó có không ít kẻ tàng trữ súng ống. Hơn nữa, bọn họ lưu lạc đến Hồng Kông không có người quen, trên người lại chẳng có lấy một đồng, từng có kinh nghiệm chiến đấu nên muốn bán vũ khí để lấy tiền. Kể từ năm 1949 đến 1951, cảnh sát bị nổ súng bắn chết ở ngoài đường phố đã vượt quá mười người, tổng hơn ba mươi người bị tấn công và bị cướp mất súng. Mỗi khi cảnh sát đi tuần tra đều cử một đội ba người, không ai dám hành động một mình. Hằng ngày nơi đây đều phát sinh án mạng hung thủ mang súng, bắt cóc, nhưng hồ sơ vụ án chất càng cao, số lượng được phá lại chẳng đáng nhắc tới. Một mặt là do cảnh sát không vào cuộc, một mặt khác bởi vì thiếu nhân lực trầm trọng. Tính ra tổng dân số ở Hồng Kông đã đột phá một triệu rưỡi, nhưng tất cả nhân viên đội cảnh sát góp chung lại một chỗ sơ sơ chỉ hơn chín ngàn người.

Hiện giờ chưa phải thời điểm thập niên sáu mươi khi đội cảnh sát làm êm dịu toàn bộ bang phái xã hội đen, thống nhất về việc phân chia địa bàn xã hội đen quản lí. Lúc này thế lực những kẻ đứng đầu ở Hắc bang đang trải rộng, chúng chiếm đoạt các bến tàu để đi buôn lậu, thậm chí nổi cáu giết người ngay trước mặt bàn dân thiên hạ, dám ngang nhiên đánh đuổi cả cảnh sát. Một phái có ngàn người, nhưng người của chúng ở các bến tàu lại có hơn mười ngàn. Có lúc cảnh sát phá án, họ đều phải chờ quân đội Hồng Kông điều động thêm quân tiếp viện.

“Tống Thiên Diệu!” Từ bên trong phòng báo cáo, có tiếng người gọi tên Tống Thiên Diệu.

Anh vội vàng nhổ ra tàn thuốc, bước nhanh vào phòng báo cáo. Một thanh niên vừa mới kết thúc cuộc phỏng vấn đi lướt qua anh. Nhìn nét mặt của anh ta, đoán chừng đã được nhận vào trường cảnh sát.

“Cậu là Tống Thiên Diệu?” Một tên phó thanh tra mập ngồi ở sau bàn phỏng vấn, bên cạnh một cái máy quạt gió kiểu xưa đang thổi.

Tống Thiên Diệu hướng về phía người giám sát làm một động tác đứng nghiêm: “Là tôi, thưa sếp.”

Ông thanh tra đen mập không kiên nhẫn ném lên bàn một tờ báo: “Cầm lên rồi đọc một đoạn trên tin tức.”

Tống Thiên Diệu nhặt tờ “Nhật báo Tinh Đảo” lên, máy móc đọc một đoạn phía trên tin tức. Từ đầu tới cuối anh không hề vấp hay do dự miếng nào.

Đọc xong, anh lấy ra hai ngàn đô la Hồng Kông để trên mặt báo, thái độ cung kính mang đến trước mặt ông thanh tra. Sắc mặt ông ta vốn thay đổi không ngừng, sau khi nhìn thấy những tờ tiền giấy có gấp có lẻ trên tờ báo, cả người ông ta đột nhiên bình tĩnh lại. Ông ta nhìn từ trên xuống dưới Tống Thiên Diệu mười mấy giây rồi lấy tay cầm tờ báo phủi tiền xuống mặt đất, dùng lời lẽ đầy chính nghĩa nói: “Dám hối lộ cảnh sát hoàng gia Hồng Kông? Người như cậu gia nhập đội cảnh sát chỉ tổ làm con sâu làm sầu nồi canh! Dẹp ý nghĩ này đi, tôi sẽ chú thích vào hồ sơ của cậu. Sau này trường huấn luyện cảnh sát đến kì tuyển sinh cũng sẽ không tuyển cậu. Cậu có thể đi được rồi.”

Tống Thiên Diệu không thể tin đây là lời một cảnh sát Hồng Kông nói ra. Đối với những người trước đó, ông ta đều nói đem tiền để trên mặt báo thì mọi chuyện sẽ OK. Tự dưng đến lượt mình thì người này trở nên thanh chính liêm minh rồi? Còn chưa kể người khác hối lộ một ngàn năm trăm đô la Hồng Kông thì ông ta nhận, mình đưa hai ngàn thì ông ta từ chối?

Tống Thiên Diệu nhặt lên từng tờ tiền vương vãi dưới đất. Anh chuẩn bị xoay người bước ra cửa thì nghĩ tới nếu mình cứ như vậy mà về nhà, không làm được tích sự gì chỉ tổ tốn công vô ích, cha mẹ biết sẽ đồng loạt treo cổ trước mặt anh. Vậy nên anh cố nặn ra một nụ cười: “Sếp, có phải tôi đọc ít quá không? Tôi có thể đọc thêm, ba ngàn chữ được chứ?”

“Tôi nói cậu đi ra ngoài! Nếu cậu còn chưa chịu ra về, tôi sẽ gọi người đưa cậu ra!” Tên thanh tra đen mập quát.

Tống Thiên Diệu chẳng do dự gì nữa, lấy lại tiền rồi đi khỏi phòng báo cáo. Sau lưng anh, có tiếng ông thanh tra hô: “Người kế tiếp!”

...

Tống Thiên Diệu rảo bước ra khỏi trường huấn luyện cảnh sát. Em họ Triệu Văn Nghiệp ở bên ngoài chờ tin tức của anh rất nhanh liền sáp tới, trên mặt vui cười hớn hở: “Anh Diệu! Sao rồi? Hôm nay anh có phải ở lại trường huấn luyện để bắt đầu thao luyện không? Yên tâm, có em ở đây chăm sóc dì dượng, nhất định không thành vấn đề.”

Triệu Văn Nghiệp năm nay mười bảy tuổi, là con trai dì nhỏ của Tống Thiên Diệu, trời sinh tướng mạo cậu ta dễ gần, vóc người cao lại cường tráng. Bây giờ cậu ta đang làm cu li kiếm tiền ở bến tàu, cũng nằm trong số ít bạn chơi chung từ bé đến giờ của anh.

“Đ*t con mẹ nó, không biết anh đắc tội người giám sát khi nào mà tên khốn đó không chịu thu tiền. Lại còn ghi chú vào hồ sơ, sau này không cho phép anh mày thi lại nữa.” Tống Thiên Diệu móc ra một điếu thuốc lá, ngoắc tay về phía chiếc xe ở đằng xa. “Chúng ta về nhà đã rồi nói.”

Triệu Văn Nghiệp nghe những lời này từ Tống Thiên Diệu, cặp mắt cậu ta kinh ngạc đến nỗi trừng ra bên ngoài. Làm sao có thể như vậy được? Anh họ của cậu ta là thanh niên biết chữ nhiều nhất ở khu lán trại Gia Lâm này. Khi còn bé, anh đã theo ông nội học viết chữ, ngay cả khi tình hình trên hiệu thuốc không xoay sở được cũng mời anh họ hỗ trợ sao chép đơn thuốc. Từ đầu năm nay, dì dượng đã đem tin tức anh họ muốn thi trường cảnh sát tuyên bố cho toàn bộ người trong khu lán trại biết. Mọi người đều tin rằng anh họ nhất định thi đậu trường cảnh sát. Bây giờ anh họ cậu ta lại nói cho cậu ta biết anh thi rớt? Thậm chí vĩnh viễn không được phép thi lại?

“Anh Diệu, có phải tiền mình đưa không đủ hay không? Em lập tức đi mượn các anh em ở trên bến tàu. Còn không thì chúng ta đi vay mượn tiền lãi suất cao.” Khóe môi Triệu Văn Nghiệp có chút run rẩy. Lúc cậu ta nói ra những lời này thậm chí hai tay đã run lên tự khi nào.

Cậu ta vô cùng hiểu rõ tầm quan trọng của việc có một người thân làm cảnh sát, ông chủ ở bến tàu đều đã nói với cậu ông ấy chịu mở miệng nói giúp một tiếng. Chỉ cần anh họ cậu thi đỗ trường cảnh sát, mỗi ngày dượng sẽ không cần đi sửa giày cho người ta, ông ấy có thể ra bến tàu trợ giúp đặt hàng kiếm được tiền lương hàng tháng là một trăm năm mươi đô la Hồng Kông. Cậu cũng không cần khổ thân đi khuân vác kiếm từng đồng tiền từ từng món hàng, có thể chuyển sang làm “trù lão” làm ở khoang hàng hóa bến tàu, phụ trách công việc giúp những cu li tính tiền công bằng que dăm, mỗi ngày nhận được ít nhất cũng mười đồng tiền. Thậm chí dì của cậu cũng chẳng cần phải rửa chén, quét sân ở quán trà, có thể đổi sang công việc khác nhẹ nhàng hơn ở quán trà.

“Không liên quan đến chuyện tiền nong, anh cũng đã nói có thể đọc đến ba ngàn chữ. Tên khốn kia cứ một hai phải đuổi anh ra ngoài, nhất định là có nguyên nhân gì đó, sớm muộn gì cũng tra ra được.” Tống Thiên Diệu một tay kẹp điếu thuốc, tay còn lại vỗ vai Triệu Văn Nghiệp, anh không thèm để ý một chút nào mà nói.

Một chiếc xe kéo rất nhanh đã đến bên cạnh hai người. Triệu Văn Nghiệp muốn khuyên anh họ mình tiết kiệm một chút. Dẫu sao ba ngàn đô la Hồng Kông cũng là vay mượn từ những người hàng xóm. Bây giờ thi rớt còn phải trả lại tiền cho người ta. Đi một chuyến xe kéo từ khu nam đến bến cảng trung tâm ít nhất cũng phải bảy đồng tiền, không bằng hai người tự đi bộ, bảy đồng tiền có thể mua hai bát cháo máu heo để lấp bụng, còn dư lại một đồng. Nhưng nhìn sắc mặt Tống Thiên Diệu, lời chưa kịp nói ra đã bị Triệu Văn Nghiệp nuốt vào trong bụng.

“Đi đến Central Ferry. ” Tống Thiên Diệu chờ Triệu Văn Nghiệp lên xe mới nói với người kéo xe.

Hai chiếc bánh của xe kéo xoay một vòng tại chỗ, nan hoa bánh xe nhẹ nhàng đưa hai người tiến về phía bến cảng trung tâm.

Central Ferry nằm ở điểm hẹp nhất của vịnh Victoria, đối diện với Tiêm Sa Trớ. Chiếc Phà Ngôi Sao màu trắng xanh đưa đón qua lại giữa đảo Hồng Kông và Cửu Long, chở đủ loại người qua biển.

Một hành trình dài chưa đầy hai cây số chỉ mất bảy phút để đến nơi, cứ năm phút lại có một chiếc thuyền và phí một nhân dân tệ mỗi người bất kể mưa hay nắng.

Ngồi lên chiếc Phà Ngôi Sao, Tống Thiên Diệu vỗ vỗ chiếc ghế gỗ bóng loáng, nghiêng đầu nhìn hòn đảo Hồng K ông bị bỏ lại. Anh tự lẩm bẩm một mình:

“Làm cảnh sát? Thu phí bảo vệ? Nào có chuyện làm ăn nhanh chóng? Chỉ một chuyến Phà Ngôi Sao, mỗi người tốn một nhân dân tệ, không tính giá vốn làm ăn, mỗi ngày cũng kiếm được hơn mười ngàn. Một tên cảnh sát phải hối lộ bao lâu mới có thể thu đủ mười ngàn?”

Bình Luận (0)
Comment